Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
1

QUI CHẾ HOẠT ĐỘNG NHÀ TRƯỜNG

Đăng lúc: 15:56:05 06/03/2025 (GMT+7)

 

QUY CHẾ

HOẠT ĐỘNG NHÀ TRƯỜNG NĂM HỌC 2023-2024

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 109A/QĐ-THCS.ĐT ngày  13/10/2023

của Hiệu trưởng Trường THCS Điền Thượng)

        

        CHƯƠNG I: VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA NHÀ TRƯỜNG

        Điều 1: Vị trí, chức năng

        Trường Trung học cơ sở là bậc học nối tiếp bậc Tiểu học của hệ thống giáo dục quốc dân, là cơ sở của bậc phổ thông trung học nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông cho học sinh.

Điều 2. Nhiệm vụ:

1.Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục trung học do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành;

       2.Tiếp nhận học sinh, vận động học sinh bỏ học đến trường, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục Trung học cơ sở trong phạm vi xã Điền Thượng theo quy định của nhà nước;

       3.Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh;

       4.Quản lý sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật;

       5. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện các hoạt động giáo dục;

       6.Tổ chức cho giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động giáo dục trong phạm vi cộng đồng;

       7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG II: QUI ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ BỘ MÁY

Điều 3. Tổ chức bộ máy Trường THCS Điền Thượng:

Điều 4. Biên chế các tổ chức trong nhà trường:

* Tổng số CBGVNV: 15 người.

          - BGH:                          2 người

          - Giáo viên:                 11 người.

          - Nhân viên:                  2 người.

          * Nhà trường biên chế thành 03 tổ chuyên môn bao gồm:

          1. Tổ KH Tự nhiên:           Tổng số  5 giáo viên.

          2. Tổ KH Xã hội:               Tổng số  6 giáo viên.

          3. Tổ HC:                           Tổng số  2 nhân viên.

CHƯƠNG III: QUI ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM CÁ NHÂN

Điều 5. Cán bộ quản lý.

         Nhà trường có 1 Hiệu trưởng và 1 Phó hiệu trưởng.

          1) Hiệu trưởng: Phụ trách điều hành chung. Chịu trách nhiệm trước Phòng Giáo dục, UBND huyện  và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động  của nhà trường theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao (qui định tại Điều 11 – Điều lệ trường THCS….).

           2) Phó hiệu trưởng: Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và cùng Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về các mặt công tác sau:

         Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng  cùng hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về  các  lĩnh  vực  công tác sau:

(1) Trực tiếp chịu trách nhiệm chỉ đạo và điều hành về công tác chuyên môn: nghiệp vụ dạy và học, giáo dục phổ thông; giáo dục hướng nghiệp; giáo dục NGLL - GDKN sống.

(2) Trực tiếp chỉ đạo và điều hành công tác PCGD-XMC, phần mềm PCGD-XMC và giáo viên phụ trách công tác này.

(3) Trực tiếp chịu trách nhiệm kiểm tra, phê duyệt Sổ đầu bài,  Sổ đăng ký kế hoạch giảng dạy của GV hàng tuần; Kiểm tra và ký phê duyệt giáo án điện tử của GVBM trên phần mền quản lý giáo án điện tử (Vnedu) định kì theo qui định; Đánh giá và thông báo kết quả tại họp hội đồng sư phạm hàng tháng. Tham gia phê duyệt học bạ học sinh cuối mỗi năm học.

(4) Trực tiếp chỉ đạo, quản lý, giám sát, đánh giá GV thực hiện: Qui chế chuyên môn; qui định sử dụng Sổ điểm điện tử; nền nếp và kỷ luật dạy học.

(5) Trực tiếp chỉ đạo và thực hiện công tác kiểm tra nội bộ ở các lĩnh vực: Kiểm tra thực hiện qui chế CM và hồ sơ CM, giờ dạy trên lớp của GV. Đảm bảo đầy đủ hồ sơ lưu trữ theo qui định.

(6)Trực tiếp phụ trách  công tác khuyến học tại đơn vị.

(7) Trực tiếp chỉ đạo, điều hành và kiểm tra hoạt động của các tổ chuyên môn KHXH; Thường xuyên tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn KHXH.

(8) Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền.

(9) Với chức danh Chủ tịch CĐ phối hợp với Hiệu trưởng cùng tổ chức quản lý nhà trường. Tổ chức phát động các phong trào thi đua trong đơn vị.

(10) Tham gia giảng dạy hoặc tổ chức HĐGD đủ 4 tiết/tuần theo qui định.

(11) Có trách nhiệm chỉ đạo và phối hợp với Tổ trưởng TCM phân công người dạy thay khi có tổ viên nghỉ phép, nghỉ ốm hoặc bận công tác; Tổng hợp giờ dạy tăng tiết trong tổ (nếu có) để HT  duyệt và thanh toán theo quy định của nhà nước.

(12) Quản lý, nhận và trao trả các loại văn bằng, chứng chỉ của học sinh;

(13)Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Hiệu trưởng phân công.

(14) Xây dựng các kế hoạch và làm các loại hồ sơ theo qui định (có danh mục kèm theo đối với chức danh Hiệu phó). 

 Điều 6. Tổ trưởng chuyên môn (tổ phó)

- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ CM, hướng dẫn xây dựng và quản lý Kế hoạch cá nhân,  kế hoạch giáo dục bộ môn của giáo viên; kiểm tra phê duyệt giáo án điện tử (qua phần mềm chữ ký số) và các hồ khác theo qui định.

- Tổ chức thực hiện Kế hoạch hoạt động của Tổ CM đã xây dựng và đã được BGH phê duyệt đạt hiệu quả.

- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo Qui định ĐG,XL giáo viên của nhà trường;

- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.

- Tổ chức và chủ trì các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tháng (2 lần/tháng) 

          - Thường xuyên kiểm tra, dự giờ trên lớp đối với GV để làm cơ sở đánh giá, xếp loại, phân loại các thành viên trong tổ. Chủ động thực hiện công tác kiểm tra nội bộ theo KHKTNB đã ban hành.

- Liên đới chịu trách nhiệm cùng với tổ viên khi tổ viên vi phạm kỷ luật  trong những  phạm vi, lĩnh vực do tổ quản lý.

- Được giảm số tiết dạy là 3 tiết/tuần và hưởng các quyền lợi theo qui định hiện hành của nhà nước.

- Hồ sơ theo danh mục đính kèm theo đối với chức danh Tổ trưởng tổ CM.

Điều 7. GV Tổng phụ trách Đội TNTPHCM:

          - Lên lớp giảng dạy các bộ môn được phân công theo TKB: 9 tiết/tuần;

          - Tổ chức, xây dựng bộ máy Liên đội, chi đội.

- Tổ chức, chỉ đạo hoạt động toàn diện của Đội; Chủ trì việc xây dựng, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện nền nếp hoạt động bề nổi của các Chi đội (SH15 phút, TD giữa buổi, vệ sinh trực nhật…) và kết quả xây dựng tập thể chi đội tự quản hàng ngày.

- Tham mưu, phối hợp với các tổ chức Đảng, chính quyền, nhà trường, các lực lượng xã hội trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thanh thiếu niên.

- Chủ trì và phối hợp với các thành viên trong Hội đồng đội nhà trường, tổ chức hoạt động sinh hoạt của Liên đội, chi đội, Đội Cờ đỏ theo kế hoạch; thực hiện các chương trình công tác đội theo chủ đề, chủ điểm…theo hướng dẫn của Hội đồng đội cấp trên.

- Trực tiếp phụ trách công tác theo dõi và đánh giá nề nếp học sinh hàng tuần, kỷ luật học sinh, chỉ đạo đội cờ đỏ của nhà trường, theo dõi nền nếp kỷ luật, chuyên cần, vệ sinh của học sinh.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động hè cho đội viên.

- Phối hợp với GVCN lớp giáo dục tuyền thống và đạo đức học sinh; tham gia giáo dục học sinh cá biệt;

- Phụ trách công tác ATGT, phòng chống ma tuý tệ nạn xã hội, HIV/AIDS và bạo lực học đường;

- Phụ trách các hoạt động văn nghệ, thể thao trong trường học.

- Quản lý và chịu trách nhiệm cá nhân về tài sản của Đội.

4. Nhân viên phụ trách thư viện(kiêm nhiệm):

          - Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo qui định Quyết định phân công nhiệm vụ số: 72/QĐ-THCS.ĐT, ban hành ngày 21/9/2023 của Hiệu trưởng;

          - Hàng buổi phải có mặt để quản lý thường xuyên phòng TV theo giờ hành chính.

          5. Giáo viên  trực ban và lớp trực ban

                    - Mỗi tuần một GVCN và lớp  làm nhiệm vụ trực ban theo sự phân công của BGH.

          - Trực ban giúp BGH duy trì mọi hoạt động trong tuần của nhà trường, theo dõi đánh giá xếp loại thi đua các lớp và nền nếp hoạt động giáo viên theo quy định.

                    - Nhiệm vụ của giáo viên trực ban:

                    + Đôn đốc các lớp trong công tác vệ sinh sân trường vào đầu buổi học.

                    + Giám sát việc thực hiện nội quy, quy chế của giáo viên và học sinh.

                    + Nhận xét đánh giá hoạt động của giáo viên và học sinh trong tuần theo đúng quy định. Ghi chép chính xác vào sổ trực tuần.

                    + Tổng hợp kết quả thi đua toàn trường trong tuần trực ban theo quy định.

                    + Báo cáo nhận xét  kết quả thi đua tuần tại  giao ban cuối tuần và chào cờ.

                     - Nhiệm vụ của lớp trực ban:

                    + Chuẩn bị về cơ sở vật chất cho hoạt động chung của nhà trường diễn ra trong tuần trực ban như: tiết chào cờ đầu tuần và các hoạt động lớn khác của nhà trường.

          Điều 10: Các tổ chức và các  ban công tác:

         1.Bí thư đoàn  thanh nieân (GV phụ trách công tác đoàn):

  - Chịu trách nhiệm trước Chi bộ nhà trường và Xã đoàn về phong trào Đoàn thanh niên trong nhà trường. Hỗ trợ công tác phụ trách Liên, chi đội TNTP ở đơn vị.

- Động viên lực lượng đoàn viên xung kích đi đầu trong việc hưởng ứng các phong trào thi đua và các hoạt động giáo dục của nhà trường.

- Tổ chức tuyên truyền các nội dung công tác chính trị tư tưởng của Đảng- Pháp luật của nhà nước trong đoàn viên. Tổ chức cho đoàn viên, thanh niên bài trừ các tệ nạn xã hội trong nhà trường thông qua các nội dung sinh hoạt hàng tháng

         2. Ban văn thể và  Trưởng  ban văn thể :

         - Ban văn thể gồm có trưởng ban, phó ban và các thành viên là  GVCN lớp.

  - Tham mưu cho hiệu trưởng tổ chức thực hiện các hoạt động VHVN-TDTT.      

  - Cùng Đoàn – Đội, quản lí, kiểm tra, đánh giá nề nếp thể dục giữa giờ; nề nếp trực nhật, vệ sinh môi trường, SH 15 phút của các lớp học. Tham gia đóng góp ý kiến xem xét việc công nhận danh hiệu thi đua của các cá nhân tập thể trong nhà trường có liên quan đến công tác văn thể.

          3. Ban lao động và P.TBLĐ:

          - Ban  lao động được thành lập theo năm học bao gồm một Trưởng ban, P trưởng ban và các thành viên là các giáo viên chủ nhiệm lớp.

          - Ban lao động giúp BGH chỉ đạo hiệu quả công tác lao động vệ sinh môi trường trong năm học và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng nhà trường về kết quả công tác lao động.

           - P.Trưởng ban lao động có nhiệm vụ sau:

          + Lên kế hoạch lao động theo tháng, theo tuần và báo cáo trước các phiên họp hàng tháng, giao ban tuần.

          + Sau mỗi buổi lao động P.Trưởng Ban lao động phải nghiệm thu kết quả lao động của từng lớp.

          + Các thành viên ( giáo viên chủ nhiệm các lớp ) phải trực tiếp chỉ đạo lớp mình trong các buổi lao động đến khi hoàn thành công việc.

          + P. Trưởng ban lao động phải đánh giá nhận xét kết quả lao động của các lớp vào trong  buổi giao ban tuần và chào cờ hàng tuần .

          - Lớp nào không hoàn thành nhiệm vụ giáo viên chủ nhiệm và tập thể lớp sẽ bị xem xét về thi đua trong tuần, tháng.

          4. Ban Thanh tra nhân dân và Trưởng ban:

  - Trưởng ban là người chịu trách nhiện xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện theo qui định.

  - Ban TTND giúp Chủ tịch công đoàn và Hiệu trưởng thực hiện quy chế dân chủ trong trường học. Cụ thể :

  + Thường xuyên giám sát việc thực hiện chế độ chính sách cho Giáo viên và học sinh; việc thực hiện quy chế công tác; Việc thực hiện nghị quyết Hội nghị CBCCVC của các cá nhân trong nhà trường.

  + Kiểm tra xác minh các vụ việc khi nảy sinh khiếu nại tố cáo trong đơn vị.

  - Trưởng ban là người chịu trách nhiện xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện theo qui định.

         5. Chi hội  tröôûng chi hoäi  Ch- Làm một số công việc khác khi được Ban giám hiệu phân công

- Hồ sơ theo danh mục đính kèm theo đối với GV và GVTPT đội.

Điều 8: Giáo viên

          a. Giáo viên trực tiếp giảng dạy:

          a.1. Giảng dạy và giáo dục theo đúng chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, chuẩn bị thí nghiệm - thực hành (Các tiết cần thiết sử dụng thí nghiệm - thực hành, giáo viên cần đăng ký trước với cán bộ thiết bị thới gian ít nhất là 2 ngày để có sự chuẩn bị chu đáo); kiểm tra đánh giá theo đúng quy định (kể cả việc đánh giá cho điểm, xếp loại từng học sinh và việc đánh giá xếp loại sau mỗi giờ dạy trên lớp theo quy định của trường); Vào sổ điểm, ghi học bạ đầy đủ, chính xác. Đến trường và ra vào lớp đúng giờ, cấm hành vi tuỳ tiện bỏ giờ, bỏ tiết; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia tích cực các hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn. Thực hiện định mức dạy 19 tiết/ tuần.

          a.2. Luôn có ý thức rèn luyện đạo đức theo các quy định về đạo đức nhà giáo, có kế hoạch tự học tập và bồi dưỡng về chuyên môn. bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy giáo dục.

          a.3.Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật điều lệ nhà trường, thực hiện nghiêm túc các quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục.

          a.4. Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh, thương yêu tôn trọng học sinh; đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền lợi chính đáng của học sinh; đối sử đúng mực với phụ huynh, đoàn kết thân ái cùng giúp đỡ đồng nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ.

          a.5. Phối hợp có hiệu quả với các lực lượng giáo dục: GVCN, GVBM, gia đình học sinh, đoàn thể.

          a.6. Tham gia công tác phổ cập THCS ở địa phương và địa bàn được phân công. Tham gia các hoạt động của địa phương theo đúng chức năng của nhà trường.

          a.7. Phải có hành vi, ứng xử mẫu mực có tác dụng giáo dục cảm hoá học sinh.

          a.8. Nghiêm cấm: hút thuốc lá; uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác; sử dụng điện thoại di động để làm việc riêng khi đang dạy học trên lớp và khi tham gia các hoạt động giáo dục.

          b. Giáo viên chủ nhiệm:

          b.1. Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt và có biện pháp tổ chức giáo dục phù hợp, có hiệu quả với từng đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp phát huy tính tích cực, khả năng tự quản của học sinh.

          b.2. Liên hệ, cộng tác thường xuyên với gia đình học sinh: Thông báo tình hình học tập, rèn luyện của HS thông qua sổ liên lạc theo qui định, các trường hợp đặc biệt phải thông báo ngay cho CMHS và BGH biết, chủ động phối hợp với TPT đội và các tổ chức xã hội có liên quan để giáo dục học sinh.

          b.3. Nhận xét đánh giá và xếp loại học sinh một cách chính xác, đề xuất các danh sách HS khen thưởng, kỷ luật … và hoàn chỉnh việc ghi kết quả số ngày nghỉ, kết quả học tập, hạnh kiểm vào sổ điểm và học bạ theo quy định.

          b.4. Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình mọi mặt của lớp với Hiệu trưởng và BGH.

          b.5. Mỗi tuần bắt buộc có ít nhất là 4 buổi cùng sinh hoạt 15 phút đầu giờ với học sinh của lớp. Có nhiệm vụ tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong các tiết sinh hoạt lớp cuối mỗi tuần.

          b.6. Không được uống rượu, bia, hút thuốc lá (thuốc lào) khi tham gia giảng dạy và hoạt động tại trường.

Điều 9. Nhân viên

          Là nhân viên phải thực hiện đầy đủ chức trách nhiệm vụ nghề nghiệp theo ngạch công chức và theo văn bản hợp đồng lao động thoả thuận; Không được uống rượu, bia, hút thuốc lá (thuốc lào) khi hoạt động tại trường. Cụ thể là:

1. Nhân viên Kế toán:

          - Lập dự toán, quyết toán, lập báo cáo, quản lý hồ sơ tài chính theo quy định của Luật kế toán.

    - Thực hiện đúng quy định về quyền tự chủ Tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ.

          - Thực hiện đúng các yêu cầu về thu chi của nhà trường kịp thời, chính xác và đạt hiệu quả tốt nhất.

          - Vào ngày 28- 30 hàng tháng phải báo cáo Hiệu trưởng đầy đủ, chính xác kết quả hoạt động thu, chi của các loại quỹ.

          - Thực hiện công khai tài chính theo quy định.

           2. GV kiêm nhiệm công tác thủ quĩ :

           - Giúp Hiệu trưởng quản lý tiền mặt trong hoạt động nhà trường.

         - Thực hiện thanh toán cho CBGVNV đúng, đủ và kịp thời khi có Giấy đề nghị thanh toán đã được Hiệu trưởng phê duyệt.

         - Bảo quản an toàn tiền mặt trong quĩ.

         - Không được phép tự ý cho người khác tạm ứng tiền trong quĩ.

         - Nếu để mất mát phải bồi thường theo qui định của pháp luật.

3. Nhân viên phụ trách thiết bị :

          - Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo qui định Quyết định phân công nhiệm vụ số: 72/QĐ-THCS.ĐT, ban hành ngày 21/9/2023 của Hiệu trưởng;

          - Hàng buổi phải có mặt để quản lý thường xuyên phòng TB theo giờ hành chính.

 thaäp Đoû nhaø tröôøng:

  - Liên hệ chặt chẽ và chịu sự chỉ đạo của Hội CTĐ xã, huyện để thực hiện công tác nhân đạo trong trường học.

  - Tổ chức công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh, giáo viên khi xảy ra tai nạn hoặc đau ốm đột xuất, sau đó phối hợp với nhà trường đưa đối tượng đến cơ sở y tế gần nhất.

Điều 11. Các hội đồng trong nhà trường do Hiệu trưởng quyết định thành lập

a. Hội đồng thi đua và khen thưởng:

          Hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường do Hiệu trưởng thành lập vào đầu mỗi năm học và làm chủ tịch, các thành viên gồm có Phó hiệu trưởng, Chủ tịch công Đoàn, Bí thư chi đoàn, giáo viên tổng phụ trách, giáo viên chủ nhiệm. HĐTĐKT giúp Hiệu trưởng tổ chức các phong trào thi đua học tập, đề nghị danh sách học sinh khen thưởng, HĐTĐKT họp vào cuối  đợt thi đua, cuối năm học.

b. Hội đồng kỷ luật :

          Hội đồng kỷ luật của nhà trường do Hiệu trưởng tổ chức và làm chủ tịch. Các thành viên gồm: Hiệu trưởng, Bí thư ĐTN, TPTĐ, GVCN lớp học sinh phạm lỗi, một số GV có kinh nghiệm khác, Trưởng ban đại diện Hội cha mẹ HS của trường. Được thành lập khi cần thiết.

c. Hội đồng tuyển sinh :

          Hội đồng tuyển sinh của nhà trường do Hiệu trưởng làm chủ tịch. Hội đồng tuyển sinh làm việc theo Quy chế tuyển sinh và Quyết định của UBND Bá Thước.

       Ngoài các hội đồng trên, khi cần thiết hiệu trưởng có thể thành lập các hội đống tư vấn khác. Nhiệm vụ thành phần và thời gian hoạt động do hiệu trưởng quy định.

          d. Các Hội đồng khác:

          Hiệu trưởng sẽ thành lập các HĐ khác khi cần thiết và tùy vào yêu cầu thực tế của đơn vị.

CHƯƠNG IV: QUI ĐỊNH VỀ NỀ NẾP, CÁCH THỨC  LÀM VIỆC

 

Điều 12. Giờ giấc làm việc

1.     Thời gian hoạt động của nhà trường:

 

Buổi

Tiết

Giờ mùa hè

Giờ mùa đông

Buổi sáng

Sh15 phút

Từ 6h45’ - 7h00’

Từ 7h00’ - 7h15’

Tiết 1

Từ 7h00’- 7h45’

Từ 7h15’- 8h00’

Tiết 2

Từ 7h50’- 8h35’

Từ 8h05’- 8h50’

Ra chơi giữ buổi 15 phút

Từ 8h35’ - 8h50’

Từ 8h50’ - 9h05’

Tiết 3

Từ 8h50’- 9h35’

Từ 9h05’- 9h50’

Tiết 4

Từ 9h40’- 10h25’

Từ 9h55’- 10h40’

Tiết 5

Từ 10h30’- 11h15’

Từ 10h45’- 11h30’

Buổi chiều

Công tác tổ chức lớp

Từ 14h00' - 14h10'

Từ 13h45' - 13h55'

Tiết 1

Từ 14h10' - 15h10'

Từ 13h55' - 14h55'

Ra chơi giữ buổi 15 phút

Từ 15h10' - 15h25'

Từ 14h55' - 15h10'

Tiết 2

Từ 15h25' - 16h35'

Từ 15h10' - 16h20'

 

2. Thời gian làm việc của cán bộ và nhân viên hành chính:

          Cán bộ và nhân viên làm việc đúng quy định theo giờ hành chính (trừ những trường hợp do cấp trên điều động).

3. Thời gian làm việc của giáo viên ( bao gồm GVBM, GVCN lớp) :

          - Định mức lao động 01 tuần lễ đối với GV: 19 tiết.

          - Chế độ kiêm nhiệm: Thư ký HĐ nhà trường: miễn dạy 2 tiết/tuần; GVCN miễn: 4 tiết/tuần; GVTP Đội miễn: 9 tiết/tuần; GV làm tổ trưởng miễn: 3 tiết/tuần; GV làm thủ quĩ miễn: 2 tiÕt; GV phụ trách chương trình phần mềm PCGD, thống kê trực tuyến… miễn: 2 tiết/tuần; GV phụ trách Ban Văn thể, Ban LĐ miễn 2 tiết/tuần (GV được hưởng chế độ kiêm nhiệm 01 chức danh có chế độ cao nhất).

          - Bắt buộc giáo viên chủ nhiệm lớp phải có mặt tại trường trước giờ sinh hoạt 15 phút, chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý sinh hoạt 15 phút đầu giờ của lớp chủ nhiệm và kiểm danh sĩ số HS (ít nhất 3 buổi/tuần).

          - Giáo viên bộ môn không có tiết đầu của buổi học thì có thể không phải lên đầu giờ nhưng phải chịu trách nhiệm về những nội dung đã được các tổ chức thông báo, triển khai như: dạy đẩy tiết, dạy thay, héi häp...trên bảng tin hoặc hộp thư điện tử nhà trường (qua thông tin  điện thoại với GV trực tuần).

          - Tất cả GVCN đều phải dự tiết chào cờ đầu tuần.

          Điều 14. Chế độ hội họp

          1. Chế độ hội họp.

          - Họp Ban Giám hiệu: 1tuần/1 lần (khi bận công tác thì ít nhất 2 tuần/1 lần. Ngoài ra có thể họp đột xuất theo yêu cầu công).

          - Họp Liên tịch hàng tháng /1 lần và khi cần thiết.

          - Họp giao ban tuần, sau tiết cuối cùng thứ 6 hàng tuần, tất cả CBGVNV nhà trường.

          - Sinh hoạt tổ chuyên môn : 02 lần/tháng.

          - Họp hội đồng giáo dục : 01 lần/tháng, họp vào đầu tháng. 

          - Họp đảng, đoàn thể : 1 lần /tháng( họp vào buổi chiều).

          - Họp Hội đồng thi đua khen thưởng họp vào cuối đợt thi đua và cuối năm học.

          - Họp Hội đồng kỷ luật (nếu có).

          - Họp các ban, bộ phận công tác theo yêu cầu.

Các cuộc họp để triển khai các văn bản, chỉ thị, nghị quyết hoặc họp để giải quyết những công việc đột xuất, cấp bách của trường thì không nằm trong quy định này.

2. Qui trình chuẩn bị và tổ chức các cuộc họp, Hội nghị

          - Bước 1: Hiệu trưởng (Tổ trưởng….) dự thảo nội dung, công việc chuẩn bị cho cuộc họp.

          - Bước 2: Họp lãnh đạo để thống nhất chương trình, nội dung.

          - Bước 3: Họp toàn thể CBGVVN để phổ biến, bàn bạc, thống nhất.

          - Bước 4: Ra nghị quyết thực hiện.

 

 

Điều 15. Kỷ luật lao động

          - Cán bộ, giáo viên, nhân viên phải nghiêm túc chấp hành giờ giấc hoạt động của nhà trường theo qui định, là tấm gương về nền nếp, tác phong cho học sinh noi theo. Nghiêm cấm việc tự ý thay đổi giờ dạy, tiết dạy và nội dung chương trình khi chưa được sự đồng ý của nhà trường.

          - Cán bộ giáo viên, nhân viên nghỉ việc thực hiện theo Qui định về nghỉ việc, thủ tục và chế độ khi nghỉ việc ban hành theo Quyết định số:    /QĐ-THCS.ĐT, ngày 03/10/2023.

          - CB, GV, NV khi hội họp phải ngồi đúng vị trí, có sổ ghi chép, không mất trật tự và làm việc riêng, muốn phát biểu  phải  được sự đồng ý của chủ tọa. Không được phép có phát ngôn và hành vi tự do vô kỉ luật.

Điều 16. Trang phục của giáo viên, nhân viên:

        Trang phục của giáo viên phải chỉnh tề, phù hợp với hoạt động sư phạm, theo quy định của Chính phủ về trang phục của viên chức Nhà nước. Nghiêm cấm: đi dép lê; mặc áo cổ tròn, váy quá ngắn, quần áo ngủ đến trường, lên lớp.

Điều 17. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của CBGV-NV

          Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của CBGVNV phải mẫu mực, có tác dụng giáo dục đối với học sinh. Nghiêm cấm việc trù dập, xúc phạm danh dự và thân thể của học sinh dưới bất kì hình thức nào. Khi làm việc với cha mẹ, người đỡ đầu của học sinh phải niềm nở, ân cần, lịch sự.

Điều 18. Thực hiện các hoạt động giáo dục khác

          - CBCNVC phải chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định khi tham gia giao thông(đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, có đầy đủ giấy phép lái xe, hồ sơ xe…). Thầy cô giáo không được sử dụng điện thoại di động trong giờ lên lớp, hội họp; không được hút thuốc lá (lào) trong phạm vi nhà trường; không được uống rượu, bia trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc

          - Tích cực nâng cao tinh thần tự giác, thực hiện tốt các cuộc vận động lớn và phong trào thi đua. Tham gia đầy đủ các hoạt động của nhà trường, ngành Giáo dục và các tổ chức đoàn thể xã hội. 

Điều 19. Quy định về việc sử dụng tài sản công .

          - Mọi thành viên trong nhà trường phải thực hiện tiết kiệm khi sử dụng điện nhà trường và phải có trách nhiệm bảo vệ tài sản công của đơn vị.

          - Việc mượn và sử dụng các thiết bị hỗ trợ giảng dạy phải có kế hoạch và chịu trách nhiệm trước nhà trường về những sự cố do bản thân gây ra.

          Điều 20. Quy định về sự phối hợp công tác

  - Các thành viên trong nhà trường luôn giữ mối quan hệ phối hợp hỗ trợ nhau trong một công việc hoặc một hoạt động có liên quan đến phạm vi mình phụ trách. Mỗi thành viên có trách nhiệm báo cáo cụ thể các vấn đề có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ của bản thân khi có sự điều chỉnh, thay đổi (báo cáo trước khi thực hiện, trong khoảng thời gian hợp lý).

- Tuỳ theo tính chất phức tạp của từng công việc cụ thể mà BGH nhà trường có thể thành lập ra các ban, các tiểu ban đặc biệt… để đảm đương từng phần việc được giao.

- Khi đồng chí cấp trưởng của một tập thể đi vắng thì đ/c cấp phó phải thay thế chức năng, nhiệm vụ của đ/c cấp trưởng để điều hành công việc theo quy định.

- Trong quá trình công tác các đ/c cấp trưởng có trách nhiệm xây dựng hồ sơ sổ sách quản lí, chỉ đạo hoạt động của đơn vị mình bảo đảm đúng quy định, có chất lượng xuyên suốt và được bàn giao cho người kế nhiệm hoặc lưu trữ lâu dài tại hồ sơ chung của nhà trường. Cuối mỗi tháng - trước khi chuẩn bị họp hội đồng các đ/c cấp trưởng các ban, tổ, đoàn thể phải  có sự đấu mối, phối hợp và báo cáo về  định hướng công việc để Hiệu trưởng tổng hợp thành kế hoạch chỉ đạo tháng tới của nhà trường.

Điều 21. Qui định về đánh giá, xếp loại CBGVNV hàng năm

          Vào cuối mỗi năm học CBGVNV nhà trường sẽ được đánh giá, xếp loại theo các tiêu chuẩn sau đây:

* Đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp:

          - Thực hiện Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học (ban hành kèm theo Thông tư số 20/2020/TT-BGDĐT ngày 22/8/2020) và các văn bản hướng dẫn kèm theo.

          - Đánh giá, xếp loại  mỗi giáo viên dựa trên cơ sở  quan trọng  là nguồn minh chứng cho 5 tiêu chuẩn mà GV cung cấp khi được đánh giá. Do vậy yêu cầu GV trong quá trình công tác phải có trách nhiệm và ý thức tích luỹ, lưu giữ đầy đủ các minh chứng cho từng tiêu chuẩn. Nếu GV không cung cấp được minh  chứng theo yêu cầu thì tiêu chí, tiêu chuẩn đó chỉ được đánh giá  và xếp loại từ loại Trung bình trở xuống tuỳ theo mức độ.

* Đánh giá, xếp loại, phân loại  giáo viên  hàng năm:

          - Đánh giá, xếp loại theo Qui chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập (Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV  ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ) và CV Số 3040/BGD&ĐT-TCCB hướng dẫn thực hiện QĐ 06 -2006/QĐ-BN)  và Qui định về đánh giá, xếp loại, phân loại cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường ban hành kèm theo Quyết định số: 109E/QĐ-THCS.ĐT ngày 19/10/2023.

* Đánh giá xếp loại viên chức hàng năm:

          - Thực hiện theo Luật viên chức số 58/2010/QH12 ban hành ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 của Chính phủ. Trên cơ sở từ kết quả phân loại giáo viên hàng năm của nhà trường ở năm học trước liền kề.

* Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại của Chuẩn GV và Viên chức hàng năm:

          - Là cơ sở để tham gia xét TĐ-KT hàng năm của CBGVNV tại đơn vị.

          - Là cơ sở để thực hiện các chế độ chính sách: tăng lương trước kì hạn,  phát triển xây dựng nguồn CBQL nhà trường…

Điều 22. Nội qui nhà trường:

(Có văn bản “Qui tắc ứng xử văn hóa của CBGVNV và HS trong trường học”

kèm theo)

CHƯƠNG VII: QUI ĐỊNH VỀ KHEN THƯỞNG – KỶ LUẬT

Điều 23. Đi với cán bộ, giáo viên, công nhân viên

          1. Cán bộ, giáo viên, công nhân viên có thành tích sẽ được khen thưởng, được phong tặng các danh hiệu thi đua và các danh hiệu cao quý khác theo qui định của nhà nước.

           2. Cán bộ, giáo viên, công nhân viên có hành vi vi phạm qui định của Luật viên chức, Điều lệ trường trung học phổ thông, Qui chế, Qui định và Nội qui nhà trường, thì bị xử lý theo các hình thức sau: Lập biên bản vi phạm bằng văn bản; Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức; Buộc thôi việc…Các hình thức kỷ luật trên được thực hiện theo Qui định tại Điều 10, 11, 12, 13 của Mục 3, Nghị định số: 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 04 năm 2012  hướng dẫn thi hành luật Viên chức của Chính phủ. Nhà trường cụ thể  về hình thức lập biên bản vi phạm bằng văn bản như sau:

          - Lập biên bản vi phạm khi: CBGVNV mắc lỗi đã được người có thẩm quyền (Hiệu trưởng, P. Hiệu trưởng, Tổ trưởng tổ CM, hoặc thư ký HĐ khi được ủy quyền) nhắc nhở nhưng vẫn tái phạm, hoặc biết nhưng vẫn cố tình vi phạm.

          3. Các hình thức kỷ luật trên sẽ kèm theo qui định về kéo dài thời hạn nâng lương bị như sau:

          - Kéo dài 3 tháng đối với viên chức và người lao động bị kỷ luật khiển trách.

          - Kéo dài 6 tháng đối với viên chức và người lao động bị kỷ luật cảnh cáo.

           - Kéo dài 12 tháng đối với viên chức kỷ luật giáng chức (cách chức).

Điều 24. Đối với học sinh

      1. Học sinh có thành tích trong học tập và rèn luyện được nhà trường và các cấp quản lý giáo dục khen thưởng bằng các hình thức sau đây:

     - Tuyên dương trước lớp hoặc trước toàn trường.

             - Khen thưởng các danh hiệu học sinh theo quy định.

            - Cấp giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, nếu đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong một số lĩnh vực học tập, phong trào thi đua; đạt thành tích trong các kỳ thi, hội thi theo quy định và cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

          2. Học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện có thể được khuyên răn hoặc xử lý kỉ luật theo các hình thức sau đây:

 - Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.

 - Khiến trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.

- Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

CHƯƠNG VIII: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 25. Quy chế này gồm 8 chương, 25 điều

          Quy chế này được thống nhất thực hiện nghiêm túc trong toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh của trường.

          Tổ trưởng các Tổ CM chịu trách nhiệm triển khai quán triệt và thường xuyên nhắc nhở từng thành viên của Tổ việc chấp hành, thực hiện quy chế.

          Việc chấp hành, thực hiện đúng quy chế là một  tiêu chí trong nhận xét, đánh giá phân loại cán bộ, giáo viên, công nhân viên hàng năm.

          Những trường hợp vi phạm quy chế thì tùy tính chất, mức độ sẽ bị đề nghị xử lý theo quy định.

          Quy chế đã được Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức của nhà trường biểu quyết thông qua. Những thay đổi, bổ sung chỉ được điều chỉnh trong Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hàng năm của nhà trường./.

 

 

 TÀI FILE TÀI LIỆU 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)